Những năm gần đây sự lớn mạnh của các sàn thương mại điện tử, nổi bật như cái ông lớn như shopee, lazada, tiki,…cạnh tranh nhau quyết liệt, đang dần trở thành hoạt động thiết yếu của người tiêu dùng, góp phần phát triển nền kinh tế của nước ta. Thế nên bài viết này AZTECH sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn về sàn thương mại điện tử cho những ai quan tâm
Khái niệm về sàn thương mại điện tử
Quy tắc sàn thương mại điện tử
- Sàn thương mại điện từ là website đáp ứng nhu cầu thương mại, cho phép nhiều tổ chức cá nhân tham gia vào quá trình trao đổi buôn bán, và cung ứng dịch vụ
- Vừa là nơi trưng bày hàng hóa, trao đổi, buôn bán, giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu. cũng là nơi thực hiện các giao dịch qua mạng như đấu thầu, hợp tác thiết kế và nhiều thứ khác.
Sàn thương mại điện tử và những quy tắc “bất di bất dịch”
Quy tắc của sàn thương mại điện tử
Quy tắc hoạt động
- Thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch tại Sàn giao dịch TMĐT tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hoạt động mua bán sản phẩm, dịch vụ và không trái với quy định của pháp luật.
- Sản phẩm, dịch vụ tham gia giao dịch trên Sàn giao dịch TMĐT phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan, không thuộc các trường hợp cấm kinh doanh, cấm quảng cáo theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sàn giao dịch TMĐT phải được thực hiện công khai, minh bạch
- Tất cả các nội dung trong Quy định này phải tuân thủ theo hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam. Thành viên khi tham gia vào Sàn giao dịch TMĐT phải tự tìm hiểu trách nhiệm pháp lý của mình đối với luật pháp hiện hành của Việt Nam và cam kết thực hiện đúng những nội dung trong Quy chế của Sàn giao dịch Thương Mại Điện Tử minh bạch, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
- Các quy định về an toàn thông tin, quản lý thông tin trên sàn giao dịch thương mại điện tử
- Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến giao dịch tiến hành trên sàn giao dịch thương mại điện tử
- Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 69 Nghị định này;
Điều kiện đăng ký sàn thương mại điện tử
- Là thương nhân, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ phù hợp hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân, có ngành nghề kinh doanh hoặc chức năng, nhiệm vụ phù hợp.
- Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet.
- Thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng là quy định bắt buộc và quan trọng nhất
Thủ tục đăng ký sàn thương mại điện tử với Bộ Công Thương
Để tiến hành đăng ký website thương mại điện tử với Bộ Công Thương, doanh nghiệp sẽ tiến hành thực tế với Bộ Công Thương qua trang web chính thức
>>Tham khảo thêm quy trình đăng ký website thương mại điện tử với Bộ Công Thương
Xử lý sai phạm khi không khai báo website với Bộ Công Thương
Hình thức xử phạt
Hiện nay công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thương mại điện tử đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức của người dân dần được nâng cao. Trên cơ sở Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Công Thương đã tiến hành kiểm tra và xử lý nhiều vụ việc vi phạm hành chính trong Thương Mại Điện Tử, nhiều trường hợp liên quan tới hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường internet.
Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các website lừa đảo, bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, các cơ quan chức năng đang tìm nhiều cách để siết chặt lại việc quản lý.
Do đó việc chậm trễ, chần chừ đăng ký với Bộ Công Thương, có thể khiến doanh nghiệp bị phạt một cách đáng tiếc.
Các mức phạt cụ thể gồm:
- Website không đăng ký, thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.
- Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mà chưa được xác nhận đăng ký theo quy định bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.
- Năm 2019 của lực lượng QLTT cả nước đã thực hiện kiểm tra 2.403 vụ việc, xử lý 2.213 vụ việc vi phạm hành chính, xử phạt 16.382.372.000 đồng, trị giá hàng vi phạm 40.625.465.000 đồng hành vi vi phạm về TMĐT và các hành vi lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả.
- Đầu năm 2020, ngay sau khi dịch bệnh Covid -19 đã từng bước được kiểm soát tốt tại Việt Nam, Cục TMĐT và KTS tiếp tục đẩy mạnh triển khai Kế hoạch kiểm tra theo Quyết định số 3935/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Kế hoạch kiểm tra năm 2020, Cục TMĐT và KTS đã phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng trực tiếp tiến hành kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính 02 đơn vị với tổng mức phạt 42 triệu đồng.
Ý nghĩa của việc tuân thủ
- Tạo niềm tin cho người tiêu dùng vì họ có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết mà yên tâm tiêu dùng như là logo “Đã đăng ký” và “Đã thông báo” của Bộ Công Thương
- Các doanh nghiệp đề cao tính minh bạch rõ ràng giữa muôn vàn các thông của rất nhiều các doanh nghiệp cung cấp đến tay người tiêu dùng
- Ngăn chặn những hành vi bán hàng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng.. gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng nói riêng và nền kinh tế nước nhà nước chung
=> Hãy là một tổ chức tiêu biểu trong việc chấp hành tốt những quy định của Pháp Luật
Ý nghĩa của Logo xuất hiện cuối website thương mại điện tử “ Đã đăng ký” “Đã thông báo” của Bộ Công Thương
- Thông tin về sản phẩm, dịch vụ của website là chính thống đã qua phê duyệt của bộ phận chức trách nhà nước
- Lời đảm bảo cho chất lượng hàng hóa
- Đảm bảo quá trình hoạt động suôn sẻ, hợp pháp
Trường hợp cần hỗ trợ tư vấn chi tiết hoặc hỗ trợ thực hiện thủ tục thì hãy liên hệ ngay với Dangkybocongthuong
Hotline: (+84) 839 688 865 – Email: contact@dangkybocongthuong.com - https://dangkybocongthuong.com
#DANGKYBOCONGTHUONG ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP